Có khá nhiều người quan tâm và thắc mắc là ban công và logia nghĩa là gì? Tuy nhiên nếu chưa tìm hiểu thì không ít người trong chúng ta chưa hiểu thuật ngữ này. Chúng ta có thể hiểu như sau: ban công là phần nhô ra ngoài, còn lô gia là phần khoét vào bên trong.
Ban công được lấy cảm hứng từ một từ vựng tiếng Pháp, đó là “Balcon” mà dịch ra tiếng Việt có nghĩa là một kiến trúc trong một ngôi nhà hay tòa nhà nằm ở trên cao và nhô ra ngoài tầng gác, có lan can và tiếp giáp với các phòng phía trong nhà bởi cửa thông.
Thông thường, ban công được xây từ tầng hai trở lên và kiến trúc tương tự ở tầng 1 người ta gọi là hè hay hiên nhà. Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích của chủ nhà, ban công có thể được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp với các kiến trúc, mẫu mã vô cùng đa dạng.
Về hình thức
Theo nguyên tắc hài hòa với tổng thể, hình thức của ban công chịu sự chi phối bởi hình thức chung của ngôi nhà. Vốn có xuất xứ từ châu Âu nên những ban công mang phong cách châu Âu, đặc biệt là Pháp thường được ưa chuộng hơn cả. Theo đó, những ban công đến từ xứ sở này sẽ được điểm thêm các họa tiết trang trí bắt mắt với chỉ, gờ và phào cầu kỳ. Phần lan can thường được làm bằng thép hoặc sắt uốn cong, tạo thành những đường nét vừa tỉ mỉ, vừa sang trọng.
Cùng với xu thế hội nhập và giao thoa văn hóa, những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại ngày càng trở nên phổ biến và trong kết cấu chung này, những chiếc ban công được tối giản hóa, tuy nhiên vẫn tạo ra sức hút đặc biệt nhờ vẻ thanh lịch và tính tiện dụng. Cũng theo phong cách trên, hình thức lan can được linh động hóa, có thể xây bằng gạch đặc hoặc chấn song bằng inox hay sắt, thép, thậm chí có thể sử dụng thêm nhiều vật liệu mới như gỗ, đá, kính, … để tạo dấu ấn riêng cho công trình. Về phần họa tiết, ban công mang phong cách hiện đại được thiết kế nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ hay rối mắt.
Về một số thông số kỹ thuật
Ngoài những hoạch định về hình thức thì các thông số kĩ thuật nhằm đảm bảo chất lượng công trình cũng là điều bạn cần đặc biệt mà Trangtribancong sẽ cung cấp ở cuối bài. Nhìn chung, lan can nên có độ cao từ 1,1 mét trở lên nhưng không vượt quá 1,3 mét; để tránh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, khoảng cách giữa các thanh gióng của lan can cũng không nên vượt quá 10 cm.
Bạn đã biết ban công là gì? Ban công được thiết kế như thế nào? Vậy còn vai trò của chúng thì sao? Ban công có vai trò gì mà chúng lại phổ biến đến vậy? Hãy điểm qua những vai trò chính của bộ phận này nhé!
· Là không gian thư giãn: ngắm cảnh, uống trà, ăn sáng, đọc sách, chăm sóc cây cảnh…
· Là nơi tiếp khách: một số gia đình còn biến ban công trở thành nơi đón tiếp những vị khách thân thiết khi ghé thăm nhà
· Là nơi phơi phóng, lưu trữ đồ đạc: với không gian mở, đón nhiều ánh sáng, ban công còn được sử dụng để làm nơi phơi quần áo, hong khô các vật dụng và lưu trữ đồ đạc
· Là nơi thực hiện các nghi lễ hay biểu diễn nghệ thuât: với những công trình kiến trúc mang tính cộng đồng, ban công còn là nơi một số chính khách hay Giáo hoàng đứng phát biểu, kêu gọi sự ủng hộ. Ngoài ra, tại nhiều nhà hát kịch ở châu Âu, ban công được xem là nơi lý tưởng để biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
Cuối cùng, khi thiết kế hay trang trí ban công đẹp bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý khi thiết kế ban công và phong thủy trong thiết kế ban công
Với những công trình hiện đại mang tầm quốc gia hay thậm chí là chính như căn hộ chung cư cao cấp thường sẽ được thiết kế logia nhằm mang không gian thiên nhiên xanh mát và cuốn hút cho người sử dụng. Tuy nhiên, những không gian nhà ở này cũng thường thấy có thể được thiết kế ban công xanh mát với nhiều sự sáng tạo đẹp mắt của gia chủ. Thế nhưng, việc phân biệt logia và ban công với nhiều người còn khá mờ nhạt và bị nhầm lẫn.
Logia được hiểu là phần được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Khác với ban công, vì được xây thụt vào trong nên logia thường sẽ được che chắn rất cẩn thận. Khi đứng ở bên trong logia nhìn ra thì đa phần chúng ta sẽ chỉ thấy được một hướng trước mặt bởi hai hướng bên đều được che chắn, phần trên đầu được che bởi sàn của tầng trên. Nếu như 2 bên hông logia được che bằng kính cường lực thì bạn vẫn có thể quan sát thấy xung quanh nhưng hầu như phần được nhìn thấy, lộ ra rõ chính là hướng trước mặt và ít có phần logia nào nhìn được hai bên hông bởi lẽ xây logia thường nhằm mục đích đảm bảo tính độc lập, riêng tư của không gian. Chính cũng bởi thiết kế như vậy nên người sử dụng có thể đứng ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài mà không lo ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết xấu như ban công.
Logia có hai loại: Logia dùng để nghỉ ngơi và logia dùng để phục vụ. Đối với logia dùng để nghỉ ngơi chủ yếu sẽ được gắn với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung. Còn đối với logia dùng để phục vụ thường sẽ gắn với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.
Với các công trình kiến trúc hiện đại, logia thường được sử dụng khá phổ biến và ưa chuộng để làm logia phục vụ, chủ yếu là không để phơi quần áo. Đặc biệt ở những tòa nhà cao tầng bắt buộc phải thiết kế logia thay vì sử dụng ban công để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.
Điểm khác nhau để phân biệt giữa lô gia và ban công đó là ban công thì được xây dựng đưa ra (đua ra) bên ngoài so với 2 bên bức tường, do đó nó có thể không cần mái che. Hãy tưởng tượng đơn giản và dễ hiểu, nếu như logia là ngăn kéo đựng đồ thì khi kéo ra ngoài nó sẽ là ban công và ngược lại khi đẩy vào trong thì nó sẽ là logia. Ví dụ, chiều dài mặt sàn xây dựng của anh em là 20 mét, từ mặt tiền tầng lầu 1-2-3 trở lên anh em có thể xây ban công đua ra ngoài địa phận đất của nhà mình từ thêm 0,9 - 1,4 mét tùy theo quy hoạch cho phép của địa phương. Tức là chiều dài đất ở tầng trệt là 20 mét nhưng khi lên các tầng lầu thì có thể dài tổng cộng 20,9 - 21,4 mét.
Trong khi đó, logia là khoản không nằm bên trong chiều dài mặt sàn xây dựng. Ví dụ sàn 20 mét, lên tầng lầu anh em dùng 18,5 mét để xây phòng, còn lại 1,5 mét dùng làm lô gia. Vì phần lô gia này không đua ra ngoài trời so với tầng trệt cho nên nó chỉ có 1 mặt trước là trống, 2 bên trái phải thì có tường và trên trần có mái che, mái che chính là sàn bê tông của tầng lầu ở trên.