Tìm hiểu về bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của căn nhà sau khi xây dựng xong, trong đó cho thấy kích thước thực tế so với kích thước bản vẽ thiết kế. Như vậy bản vẽ hoàn công phản ánh những thay đổi của công trình so với thiết kế ban đầu & cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc trong thiết kế. Cùng tìm hiểu về khái niệm, quy trình và thủ tục hoàn công trong xây dựng nhé

Hoàn công là gì ?

Thủ tục hoàn công (hoàn công xây dựng) là công việc nhằm xác nhận rằng công trình đã hoàn thành, đã được các bên nghiệm thu và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Hoàn công là điều kiện cần thiết để được cấp đổi lại sổ hồng sau khi trên mảnh đất có thêm nhà xây trên đó (tài sản gắn liền với đất).

Hiểu một cách đơn giản, chủ nhà muốn chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau khi xây dựng thì phải thực hiện hoàn công.

Vì sao cần phải hoàn công?

Theo khái niệm hoàn công là gì có nêu rõ nó là một thủ tục hành chính và phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Là công đoạn rất quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho căn nhà đó. Bởi vậy hoàn công là bước cuối cùng và là điều kiện cần để cấp phát, đổi sổ hồng.

Bên cạnh đó, hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công. Đây chính là thủ tục bắt buộc mà sớm hay muộn chủ sở hữu đất hoặc nhà ở phải làm. Tuy nhiên, bạn nên sớm hoàn thiện để thuận tiện và tránh phiền hà sau này.

Hơn nữa để tránh rắc rối sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hay bán nhượng lại. Chủ đất, hay nhà ở đó phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.

Trường hợp nào cần hoàn công?

Theo quy định trong Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP có quy định rõ với các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị thì tất cả đều phải thực hiện thủ tục hoàn công. Trừ các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn mà không thi công xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử, văn hóa thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.

Quy trình, thủ tục hoàn công

Thường thì khi thắc mắc hoàn công là gì, chắc chắn bạn sẽ băn khoăn hoàn công có quy trình và thủ tục như nào, có rườm rà, rắc rối không? Nếu vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu, nắm rõ các thông tin liên quan cụ thể như sau:

Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị cho hoàn công

Tại quy định pháp luật là Thông tư 05/2015/TT-BXD, để hoàn công cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cụ thể như sau:

  • Giấy phép xây dựng: Là xác nhận cho phép thực hiện việc xây dựng công trình, nhà cửa,… trong phạm vi được cấp phép đối với mỗi cá nhân, tổ chức.
  • HĐ xây dựng ký kết giữa các bên (nếu có): Chủ sở hữu, chủ đầu tư,  đơn vị thiết kế, giám sát, thi công. Hợp đồng này thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mình trong dự án công trình xây dựng đó. Nó được soạn thảo ra giấy làm nhiều bản và có ký kết, lưu giữ lại.
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Có form sẵn, chỉ cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.
  • Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng: Chỉ áp dụng khi thi công công trình có sai hoặc khác so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
  • Các báo cáo về kết quả kiểm định, thử nghiệm (nếu có).
  • Giấy tờ, hồ sơ xác nhận về an toàn PCCC, vận hành thang máy của các đơn vị, cơ quan Nhà nước đối với công trình xây dựng đó (nếu có).

Ngoài ra, trong quá trình xin hoàn công có thể sẽ phát sinh thêm một số giấy tờ khác có liên quan. Bạn sẽ được các cán bộ trong các cơ quan có liên quan tư vấn thêm để hoàn thiện thủ tục.

Đơn vị tham gia nghiệm thu và trách nhiệm các bên

Đới với các đơn vị tham gia nghiệm thu, xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa gồm:

– Chủ đầu tư: Tổ chức việc nghiệm thu cũng như cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu. Hoặc trực tiếp liên hệ với bên tư vấn thiết kế làm lại bản vẽ khi công trình có sự thay đổi so với cấp phép ban đầu.

– Đơn vị thi công: Đây là đơn vị trực tiếp thi công xây dựng, hoàn thiện từng giai đoạn xây dựng công trình. Từ khi bắt đầu làm nền móng đến khi xây dựng hoàn thiện, thu dọn công trường, lập bản vẽ và các giấy tờ, chứng từ liên quan đến nghiệm thu, bàn giao công trình. Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.

– Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Là đơn vị có trách nhiệm chính trong việc tư vấn, kiểm tra, giám sát thường xuyên trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu và bàn giao. Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình theo bản vẽ thiết kế và hợp đồng xây dựng giữa các bên. Và đơn vị này cũng tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

– Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra, ngoài bản vẽ trước đó, đơn vị thiết kế phải lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoàn công

Từ khái niệm hoàn công là gì, có nêu rõ nó là thủ tục hành chính nên việc xử lý chắc chắn phải có sự tham gia của các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, để giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà công việc được thuận lợi, hiệu quả, bạn cần nắm thông tin sau:

  • Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: Áp dụng với công trình nhà ở riêng lẻ của dân và các công trình xây dựng khác đóng trên địa bàn, thuộc quận, huyện, thị xã đó.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã: Với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn vùng có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới cấp xã.
  • Sở xây dựng: Áp dụng cho những công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1, thuộc tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, đền chùa, đình miếu, công trình trên tuyến đường hoặc trục đường giao thông lớn.

Quy trình hoàn công công trình nhà ở

Theo quy định mới nhất, quy trình hoàn công công trình xây dựng nhà ở  đã đơn giản và nhanh chóng hơn với 3 bước chính sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ hoàn công tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã hoặc cấp xã nơi công trình đang xây dựng, hoặc nộp tại sở xây dựng  tùy vào từng trường hợp áp dụng (theo mục Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoàn công đã nêu trên).

Bước 2: Ủy ban nhân dân có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý, kiểm tra, xem xét các giấy tờ, hồ sơ, chứng từ liên quan có đủ và hợp lệ không? Song song với đó là đối chứng với thực tế hiện trạng công trình xây dựng.

Bước 3: Sau khi kiểm tra, xem xét, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, hoặc cấp xã xác nhận, ký kết văn bản quyết định và thông báo lại cho bên yêu cầu hoàn công.

Tóm lại, bài viết trên đã giải thích cho bạn hiểu khái niệm hoàn công là gì? Vì sao phải hoàn công? Trường hợp nào phải làm hoàn công và không phải làm thủ tục ấy? Quy trình, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xử lý hoàn công. Tất cả những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng hữu ích với các bạn. Trong thời gian sớm nhất, bạn nên làm thủ tục hoàn công cho ngôi nhà hay công trình xây dựng khác của mình nhé!

Khái niệm bản vẽ hoàn công

  • Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
  • Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
  • Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng.
  • Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.
  • Người ta chuyển các cấu kiện, chi tiết công trình, vị trí các bệ máy và chi tiết thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ từ thiết kế ra hiện trường (ra thực địa) là nhờ hệ thống tọa độ và hệ thống cao độ công trình.
  • Việc xây dựng và hoàn thành đối với từng hạng mục công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng ( san nền hay nạo vét, gia cố nền; cọc; đài cọc; dầm giằng móng và kết cấu ngầm; kết cấu thân; cơ điện và hoàn thiện) thì phải dựng lại hình ảnh thực công trình (hoặc từng hạng mục, từng bộ phận công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng) trên cơ sở tọa độ và hệ cao độ đã dùng để điều khiển xây dựng trên giấy có đánh dấu hướng và độ sai lệch của từng chi tiết, từng bộ phận. Cái đó gọi là bản vẽ hoàn công. Sau đây là một số khái niệm về bản vẽ hoàn công.

1.1. Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as – built drawing; record drawing): Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi dẫ hoàn thành ( theo TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.).

1.2. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công ( Điều 27- Nghị định 209/2004/NĐ-CP)
Như vậy Bản vẽ hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạng mục, từng bộ phận hay toàn công trình vừa hoàn thành trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độ công trình đã dùng để thi công.

Các loại bản vẽ hoàn công Tùy theo quy mô công trình, tùy theo tính phức tạp của công trình người ta có thể chia ra các bản vẽ hoàn công sau:

  • Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng;
  • Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình;
  • Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng;
  • Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;
  • Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình;
  • Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.

Vai trò của Hồ sơ hoàn công

  • Làm cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
  • Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán;
  • Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình, nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu sửa chữa phù hợp bảo đảm tuổi thọ công trình được lâu dài.
  • Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình;.
  • Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình trong thời chiến lẫn thời bình;
  • Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình.

Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

  • Phải phản ảnh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số;
  • Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công;
  • Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định;
  • Phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác , sử dụng và bảo trì công trình.

Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công

Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng:

  • Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh ( bản vẽ copy) .
  • Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công, ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế, thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ copy và ký tên. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của công việc xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì trên bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
  • Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.

Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình:

  • Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt ( có đóng dấu bản vẽ thi công đã được phê duyệt theo mẫu nêu tại Phụ lục 1D của Thông tư 12/2005/TT-BXD ) và giữ nguyên khung tên , không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế .
  • Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ hoàn công như sau:

– Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng , công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

– Trong trường hợp trị số thiết kế có thay đổi thì ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế; khoanh đám mây các chi tiết thay đổi , bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi , bổ sung đó ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung hoặc trên chố trống của bản vẽ khác. Nếu trên các bản vẽ này đều không có chố trống thì thể hiện ở bản vẽ mới với số hiệu bản vẽ không trùng với số hiệu các bản vẽ thiết kế đã có.,

Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân. Ngoài ra, phía trên khung tên các bản vẽ hoàn công phải đóng dấu “Bản vẽ hoàn công” của nhà thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 của Thông tư số 02/2006/TT-BXD.

  • Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận,

Tùy theo loại công việc, cấu kiện, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và loại công trình mà người ta tinh giảm bớt các yếu tố phụ để làm nổi bật các yếu tố chính. Ví dụ:

  • Bản vẽ hoàn công san nền và gia cố nền thì chủ yếu là biểu diễn các lớp đất đã tôn nền và bề mặt nền đã được san lấp.
  • Bản vẽ hoàn công nạo vét lòng sông, lòng hồ, đáy biển thì chủ yếu là biểu hiện độ sâu nạo vét và bề mặt đáy sông ( hồ, biển ) đã được nạo vét.
  • Bản vẽ hoàn công móng thì chủ yếu biểu diễn vị trí, độ sâu cọc, kích thước bê tông đổ, kích thước bê tông, vị trí, đường kính cốt thép …
  • Bản vẽ hoàn công về đường :
    – Bình đồ, cắt dọc, cắt ngang theo từng km;.
    – Độ sâu các lớp gia cố nền đường, các lớp kết cấu mặt đường;
    – Hệ thống đường đồng mức mặt đường, rãnh thoát và cầu, cống.
    – Hồ sơ về hệ thống an toàn giao thông (bình đồ duỗi thẳng hoặc biểu kê hoặc cả hai loại) : Vị trí cột km, biển báo hiệu, số hiệu biển, vị trí hệ thống an toàn giao thông (hộ lan, cọc tiêu, gương cầu lồi, đường lánh nạn…), vị trí cầu, cống và các công trình khác gắn với dự án.
    – Mặt cắt địa chất dọc tuyến và cao độ mực nước tính toán.
  • Bản vẽ hoàn công về cầu :
    – Bình đồ khu vực cầu, các mốc tọa độ, mốc cao độ thuộc công trình;
    – Mặt cắt địa chất tại cắt ngang sông xây dựng cầu và các yếu tố thuỷ văn, có ghi cao độ theo hệ mốc của cầu;
    – Bản vẽ bố trí chung toàn cầu theo ba hình chiếu có đủ các cao độ thiết kế;
    – Bản vẽ các chi tiết kết cấu, cấu tạo chịu lực của các bộ phận công trình (kết cấu nhịp, hệ mặt cầu, mố trụ, móng, 1/4 nón);
    – Bản vẽ các công trình điều tiết, hướng dòng, bảo vệ chống xói gia cố bờ sông, đường đầu cầu.
  • Bản vẽ hoàn công về cống :
    – Bản vẽ cắt dọc, cắt ngang thân cống;
    – Bản vẽ cấu tạo cửa cống kèm theo các yếu tố địa chất, thuỷ văn, cao độ.
  • Bản vẽ hoàn công tường, kè bảo vệ bờ dốc :
    – Bình đồ, trắc dọc tường kè theo tuyến đường;
    – Bản vẽ các mặt cắt ngang;
    – Các bản vẽ kết cấu kèm theo các yếu tố địa hình, địa chất, thuỷ văn, cao độ.

Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công

Do bản vẽ hoàn công thể hiện các chi tiết và kích thước thực tế xây dựng, nên có vai trò quan trọng giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì ngôi nhà. Thủ tục hoàn công cũng là giấy tờ cần thiết để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.

Về mặt pháp lý, bản vẽ này là cơ sở giúp cơ quan nhà nước nắm xác định xem chủ nhà có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không.

Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào ?

  • Nếu công trình thi công theo đúng bản vẽ gốc và không có gì thay đổi, có thể sử dụng chính bản thiết kế ban đầu làm bản vẽ hoàn công. Khi có sự điều chỉnh về kích thước, thiết kế mới cần lập bản vẽ mới.
  • Trong bản vẽ hoàn công cần có dấu xác nhận và chữ ký của các bên có trách nhiệm, bao gồm người lập bản vẽ, chủ đầu tư, đơn vị thi công, người giám sát thi công.
  • Đơn vị thi công có trách nhiệm đóng dấu hoàn công vào bản vẽ.

Nơi nộp hồ sơ hoàn công

Đối với nhà ở, sau khi chuẩn bị hồ sơ hoàn công, chủ nhà nộp tại UBND quận / huyện / xã tại nơi có nhà, nếu xây dựng trong khu đô thị mới, có thể liên hệ với ban quản lý đầu tư xây dựng của khu đô thị.

Thông thường bộ hồ sơ sẽ gồm những giấy tờ cơ bản sau :

  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công (hiện trạng công trình khi xây xong – nếu không thay đổi gì có thể dùng bản vẽ thiết kế ban đầu)
  • Hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu
  • Giấy báo kiểm tra, thẩm định công trình hoàn thành

Tùy vào tình hình thực tế tại địa phương có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác. Một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của Bộ Xây Dựng mời bạn tham khảo thêm tại » Hồ sơ hoàn công gồm những gì ?

Lệ phí hoàn công

Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết hoàn công sẽ gửi hồ sơ tới bộ phận thuế để xác định các loại phí cần nộp.

Trong trường hợp chủ nhà ký hợp đồng bao thầu với đơn vị xây nhà trọn gói (nhà thầu cung cấp toàn bộ vật liệu & nhân công) thì trách nhiệm đóng thuế sẽ do nhà thầu thực hiện. Các khoản phí cần đóng khi thực hiện thủ tục hoàn công gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng (khi mua vật tư xây dựng)
  • Thuế thu nhập (dựa trên tiền công xây dựng)

Theo quy định, nhà ở tư nhân chủ nhà tự mua lẻ vật liệu xây dựng thì cơ quan thuế không tính thuế vật tư. Tuy nhiên nếu chủ nhà thuê thầu xây dựng / nhân công thì cơ quan thuế có thể yêu cầu xuất trình hợp đồng xây dựng để tiến hành thu thuế đối với của nhà thầu (thuế thu nhập)

Trên lý thuyết của Luật là vậy, còn thực tế thì chủ nhà sẽ thay mặt nhà thầu đóng thuế này, khi đó hợp đồng xây dựng cần có điều khoản thỏa thuận về việc thay mặt đóng thuế. Nếu chủ nhà thuê nhân công không có hợp đồng thì trách nhiệm đóng thuế sẽ do chủ nhà thực hiện, cụ thể tiền thuế thu nhập được tính dựa trên khung giá nhân công xây dựng vào thời điểm đó.

Một số trường hợp nhờ người thân, họ hàng giúp đỡ xây nhà mà không thuê mượn người, nếu chứng minh được thì không cần đóng thuế thu nhập vì không phát sinh thu nhập tiền công của người được thuê.

Ngoài ra, nhiều người còn nhầm lẫn giữa việc đóng thuế xây dựng với lệ phí trước bạ nhà đất. Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ được miễn lệ phí trước bạ (theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP) nên không cần đóng loại phí này.

Tóm lại, 2 loại phí chính cần đóng khi hoàn công là thuế giá trị gia tăng (tính cho vật tư) & thuế thu nhập (tính cho công xây dựng).

 

0979.603.425