Tìm hiểu về cấu kiện

Cấu kiện là gì? Cấu kiện là một thuật ngữ chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng. Nói đến cấu kiện là nói đến việc tổng hợp các công việc, tính toán lực đỡ, nội lực, biến do tác động của ngoại lực. Tuy nhiên, khi nhắc đến cấu kiện là gì thì cũng không thể quên một số khái niệm liên quan khác: số lượng cấu kiện là gì, số cấu kiện là gì, thép cấu kiện hay khuếch đại cấu kiện là gì? Đây đều là những thuật ngữ chuyên ngành xây dựng, chỉ những người có chuyên môn mới cần hiểu và nắm rõ về nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Cấu kiện là gì?

Cấu kiện là những bộ phận cơ bản được phân chia từ các kết cấu trong các công trình bê tông cốt thép hoặc công trình kết cấu thép. Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành xây dựng. Các công việc liên quan đến cấu kiện như tính toán, đo lường các lực đỡ, nội lực, ngoại lực. Đồng thời tính đến một số tác động ngoại vi làm thay đổi kết cấu của công trình xây dựng.

Các nhà thầu hay kiến trúc sư cần thực hiện tính toán chính xác các cấu kiện nhằm đảm bảo kết cấu của công trình liên kết chặt chẽ, an toàn và bền vững theo thời gian.

Bên cạnh đó, các cấu kiện ghép lớn hơn từ thép hình hay thép tấm riêng rẽ phải dùng đến các liên kết. Chúng được liên kết với nhau tạo ra một công trình hoàn chỉnh. Các liên kết phổ biến hiện nay như: liên kết hàn và liên kết bu lông, liên kết bằng bản mã,..

Phân loại cấu kiện

Có 4 loại cấu kiện trong xây dựng được tổng hợp dưới đây:

  • Cấu kiện chịu uốn: Là loại cơ bản rất quan trọng được sử dụng rộng rãi và thường gặp nhất như: dầm, sàn, cầu thang.
  • Cấu kiện chịu nén: Thường gặp trong các cột của khung nhà, trong thân vòm, thanh đà, Lực nén N tác dụng theo phương trục dọc của cấu kiện. Có 2 loại chính là chịu nén trung tâm và nén lệch tâm.
  • Cấu kiện chịu kéo: Cấu kiện chịu kéo thường được gặp ở các thanh dàn chịu kéo, thanh treo và thanh căng của vòm thành bể chứa chất lỏng, bun ke, silo, ống dẫn áp,..
  • Cấu kiện chịu xoắn: Thường gặp cùng với loại chịu uốn. Cột chịu lực ngang đặt cách trục 1 đoạn, dầm có liên kết với bản một phía, các xà ngang của khung biên đỡ các dầm theo phương vuông góc với liên kết cứng. Trong cấu kiện chịu xoắn sẽ xuất hiện các ứng suất kéo chính và ứng suất nén chính nghiêng góc 45 độ so với trục.

Ứng dụng cấu kiện trong xây dựng

Ứng dụng cấu kiện trong mái công trình

  • Các dầm chính có chức năng theo chiều dài của khung nhà đỡ mái.
  • Dui (rui) phần dầm phụ ở giữa  đặt dọc theo chiều dốc mái, gối lên hệ thống hoành nhà.
  • Mè là các dầm phụ nhỏ hơn, nó sẽ giao với rui. Phần kết cầu theo thứ tự hoành – dui – mè, cấu kiện này sẽ giúp đỡ mái công trình thêm cứng cáp hơn.
  • Gạch màn là loại gạch đơn bằng đất nung, sử dụng phổ biến cho nhà kiểu gỗ.
  • Ngói vảy rồng giúp nhà không bị dột, tránh nóng và đặc biệt là có thêm phần đất sét kẹp chính giữa.

Khuếch đại cấu kiện là gì?

Khuếch đại cấu kiện là việc liên kết các cấu kiện đơn lẻ với nhau thành một kết cấu hoàn chỉnh trước khi lắp ghép vào công trình xây dựng.

Việc khuếch đại cấu kiện rất quan trọng trong quá trình xây dựng, thi công nhà ở hay các công trình xây dựng khác. Chúng giúp cho kết cấu hoàn chỉnh để đảm bảo độ chịu lực cho công trình. Đặc biệt là phần móng và hệ mái nhà.

Mỗi một phần trong ngôi  nhà đều có rất nhiều phần cấu kiện khác nhau: cấu kiện mái, cấu kiện móng hay cấu kiện bên trong tường. Tùy thuộc vào công trình, tiêu chuẩn xây dựng để quyết định lựa chọn loại cấu kiện phù hợp. 

Đặc biệt là với những công trình thiết kế nhà phố. Loại hình nhà ở hạn chế về diện tích xây dựng nên thường xây cao tầng để có không gian sinh hoạt.

Trong phạm vi bài viết hôm nay, Kiến Tạo Việt xin được gửi đến các bạn phần cấu kiện có trong phần mái và móng của công trình. Phần cấu kiện này tương đối quan trọng bởi trọng lượng của phần mái không hề nhẹ. Bên dưới phải chịu một lực rất lớn nên tầm ảnh hưởng của cấu kiện mái nhà được coi là yếu tố tiên quyết khi xây dựng.

Cấu kiện mái nhà là gì?

  • Dầm chính: Dầm là cấu kiện cơ bản hay thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ tường, mái phía trên. Dầm chính trong hệ mái chạy dọc theo chiều dài của khung nhà để đỡ phần mái phía trên
  • Dui hay rui là dầm phụ ở giữa. Dầm phụ sẽ không gác lên các cấu kiện chịu nén. Thay vào đó, chúng sẽ gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn. Dầm phụ sẽ chịu lực ít hơn dầm chính, do vậy chúng được sử dụng để đỡ các bức tường của công trình phụ (nhà tắm, WC) hay tường lô gia. Dầm phụ sẽ đặt theo chiều dốc của mái nhà (giao với trục hoành), gối lên hệ thống dầm chính.
  • Mè: Mè vẫn là khái niệm của dầm. Tuy nhiên, đây là loại dầm nhỏ (nhỏ hơn dui và dầm chính), đặt trực giao với dui, song song với dầm chính, gối lên dui. Khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, chỉ đủ để lợp ngói ở bên trên.
  • Gạch màn: Gạch màn được biết đến là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói. Đồng thời tại độ phẳng cho mái. Ngoài ra, gạch màn còn có tác dụng chóng dột, chống nóng cho không gian bên dưới…

Đây chỉ là một số cấu kiện chính của mái nhà. Mỗi phần của công trình lại có phần cấu kiện khác nhau. Với vai trò là chủ đầu tư, Quý khách không cần quá quan tâm đến vấn đề này. Khi thiết kế xây dựng, các kiến trúc sư kết cấu sẽ thể hiện đầy đủ trên bản vẽ để thợ xây có thể nắm bắt được khối lượng cũng như các loại cấu kiện.

 

0979.603.425