Việc kiểm tra độ sụt bê tông rất quan trọng vì nó quyết định đến cường độ và đặc tính quan trọng của bê tông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu độ sụt bê tông là gì? Lựa chọn độ sụt bao nhiêu để phù hợp với từng hạng mục xây dựng. Hãy cùng chúng tôi hiểu sâu hơn về độ sụt của bê tông
Độ sụt bê tông là độ cứng của hỗn hợp bê tông, tính lỏng và ẩm ướt. Nói cách khác, đo độ sụt bê tông là đo chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi đổ vào nón sụt giảm khác nhau với những mẫu khác. Thông thường với các mẫu có độ sụt cao thường được sử dụng để xây dựng đường vỉa hè… Còn với các chiều cao thấp hơn sẽ được sử dụng trong xây dựng.
Trước khi tìm kiểu về độ sụt bê tông hợp lý cho từng hạng mục thi công, đặc thù công trình khác nhau, hãy tìm hiểu cách tính độ sụt bê tông là gì?
Độ sụt được xác định theo ASTM C143-90A hoặc TCVN 3105-93. Ký hiệu là SN (cm).
Dụng cụ để kiểm tra độ sụt bê tông gồm:
· Côn Abrams, kích thước 203x102x305 mm có phần đáy và miệng hở.
· Que đầm hình tròn có đường kính bằng 1,6cm dài 60cm.
Độ sụt = 305 - [Chiều cao của bê tông tươi]
Căn cứ vào độ sụt trên thị trường hiện nay, chúng ra có thể chia bê tông làm ba loại:
· Loại dẻo SN < 8
· Siêu dẻo có SN=10–22 cm.
· Loại cứng SN
Tại sao nhà thầu hoặc chủ nhà nên cân nhắc lựa chọn độ sụt hợp lý cho từng hạng mục. Chúng ta cùng đi phân tích ưu điểm và nhược điểm của bê tông với mức sụt cao. Để lựa chọn phương án phù hợp với biện pháp thi công và chi phí mua bê tông tươi nhé.
Ưu điểm lớn nhất của độ sụt cao là tính linh động của bê tông càng cao, bê tông càng có tính dẻo và độ chảy. Dẫn đến quá trình thi công sẽ dễ dàng thao tác đầm dùi và làm mặt hơn. Vì vậy, cần đảm bảo ván khuôn có độ kín thật tốt để tránh bê tông bị mất nước cùng hỗn hợp xi măng và cát. Gây ra rỗ sâu trong lòng bê tông làm giảm khả năng chịu lực cùng với thất thoát và lãng phí vật liệu.
Nhưng ngược lại, độ sụt thấp thì quá trình đầm dùi nhằm thoát hết bọt khí có trong bê tông cần được thực hiện kỹ lưỡng hơn. Để đảm bảo chất lượng bê tông sau khi hoàn thiện được đồng nhất và không bị rỗ tổ ong, bọt khí.
Nếu lựa chọn độ sụt cho hỗn hợp bê tông thương phẩm quá cao, khi đầm dùi sẽ dễ xảy ra khả năng phân tầng bê tông. Phần cốt liệu đá sẽ bị chìm xuống dưới, vữa xi măng và nước nổi lên trên bề mặt. Dẫn tới sản phẩm bê tông sau đông kết sẽ không đồng nhất và giảm khả năng chịu lực.
Độ sụt cao sẽ đi kèm với đơn giá 1 khối bê tông sẽ tăng cao hơn. Bởi vì đơn giá cho 1m3 bê tông chuẩn đã được định lượng và cấp phối sẵn. Nếu tăng độ sụt lên đồng nghĩa với việc tăng thêm khối lượng nước, xi măng và các thành phần phụ gia có trong 1 khối bê tông để đạt được Mác bê tông theo thiết kế. Vì vậy, nếu điều kiện thuận lợi bê tông chúng ta nên chọn độ sụt hợp lý, vừa phải để tiết kiệm chi phí xây nhà.
Để tiến hành đo độ sụt bê tông, chúng ta cần phải lấy hỗn hợp bê tông từ bồn chứa sao cho lượng bê tông lấy ra đảm bảo đồng nhất về cốt liệu. Tạo ẩm bề mặt các dụng cụ tiếp xúc với bê tông. Sau đó tiến hành các bước đo độ sụt như sau:
Lưu ý: Thời gian kiểm tra độ sụt từ lúc đổ hỗn hợp bê tông vào côn đến lúc rút côn lên phải được thực hiện liên tục và không quá 150 giây.
Kiểm tra độ sụt trước khi tiến hành đổ nhằm sàng lọc chất lượng bê tông tới công trình. Việc này không đánh giá được bê tông có đạt Mác hay không. Vì vậy chúng ta cần thực hiện các công việc sau đây để kiểm soát tối đa chất lượng bê tông cho công trình của mình:
Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu được khái niệm độ sụt bê tông là gì. Biết được cách kiểm tra độ sụt cùng quy trình đo độ sụt cho thương phẩm bê tông trộn sẵn. Hãy lựa chọn cho mình mức sụt bê tông phù hợp để chất lượng công trình đảm bảo và thuận lợi với biện pháp thi công xây dựng.