Gạch là một vật liệu xây dựng quen thuộc đối với hầu hết các công trình dân dụng và công nghiệp. Dù phổ biến nhưng chưa chắc nhiều người đã hiểu rõ “gạch tuynel là gì” và đi cùng với đó là những thông tin liên quan đến loại gạch này.
Gạch tuynel là một loại gạch được sản xuất từ đất xét (có đi kèm phụ gia) Trải qua quá trình ngâm ủ kỹ theo thời gian quy định, gạch được đúc tạo hình và đưa vào nung ở nhiệt độ thích hợp. Viên gạch thành phẩm có hình hộp chữ nhật với các mặt bằng bẳng. Trên bề mặt của gạch tuynel có thể có rãnh hoặc gợn khía.
Qua quá trình sản xuất, thực tiễn nhu cầu sử dụng trên thị tường thì hiện nay gạch tuynel thường sử dụng các loại phổ biến sau đây:
Là gạch có cấu tạo đặc, không có lỗ. Kích thước tiêu chuẩn là 220 x 105 x 60mm. Sản phẩm có độ chắc chắn và vững chãi cao, có thể chống thấm tốt. Loại gạch này thường được sử dụng cho những công trình hoặc khu vực có yêu cầu cao vêc khả năng chịu lực.
Người ta thường phân gạch tuynel đặc thành 3 loại tương tứng với chất lượng giảm dần là A1, A2 và B. Tương ứng với nó cũng là thứ tự giảm dần của độ bền và giá thành.
Kích thước có sự tương đồng với loại gạch đặc nhưng kiểu gạch này có 2 lỗ rỗng chạy dọc theo chiều dài của viên gạch. Vị trí được sử dụng là cho những công trình không yêu cầu quá cao về khả năng chịu lực và độ chống thấm.
Lời khuyên từ các kỹ sư trong ngành xây dựng là không nên sử dụng gạch rỗng 2 lỗ để xây tường của nhà vệ sinh hoặc các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, có độ ẩm cao.
Được sản xuất với 4 lổ rỗng và kích thước phổ biến là 205 x 95 x 95 mm. loại gạch này có hình dáng và khả năng chịu lực khá tốt. Tuy nhiên khả năng chống thấm của loại này lại bị hạn chế nên được sử dụng ở những công trình có diện tích nhỏ và được xây tường 100mm là phổ biến.
Là kiểu gạch có kích thước lớn nhất 205 x 150x 95 mm. Quá trình xây dựng công trình với gạch 6 lỗ diễn ra nhanh chóng hơn do trọng lượng nhẹ và kích thước lớn. Cũng giống như các loại gạch có lỗ (2 lỗ, 4 lỗ) thì kiểu gạch này thường sử dụng cho những hạng mục không yêu cầu quá cao về khả năng chịu lực và chống thấm.
Không có loại vật liệu nào là hoàn hảo, gạch tuynel cũng vậy. Cùng phân tích chi tiết hơn về ưu và nhược điểm của loại gạch này nhé.
– Tuổi thọ cao
Điều này được kiểm nghiệm qua những công trình có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Đây cũng là loại gạch được đánh giá là vật liệu xây dựng có độ bền cao, chống chịu được các kiểu thời tiết và tồn tại được rất lâu.
– Độ cứng và khả năng chịu nhiệt tốt
Do được làm từ đất xét và quá trình nung nóng đến 1000 độ C nên gạch tuyel có độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, quá trình sản xuất cũng đem đến cho gạch có khả năng chịu nhiệt tuyệt vời. Nó hạn chế bén lửa, giảm các thiệt hại do hỏa hoạn và tránh được phát sinh khí độc.
– Tính thẩm mỹ
Với màu sắc đỏ tự nhiên, bề mặt phẳng và khá mịn thì vật liệu này có thể để mộc cũng có thể mang tới vẻ đẹp thẩm mĩ tốt, giúp gia chủ tiết kiệm chi phí. Đồng thời với nhiều cách tạo hình khác nhau, khi sử dụng cũng mang phong cách độc đáo, thể hiện cá tính riêng biệt cho gia chủ.
– Giá thành rẻ
Được sản suất từ nguồn nguyên liệu đất sét nên gạch tuynel có giá thành cũng khá rẻ. Chi tiết tham khảo thêm ở phần phía dưới của bài viết.
Bên trên đã nói đến những ưu điểm của gạch tuynel nhưng cũng không thể không nhắc đến những nhược điểm của chúng:
– Khả năng cách âm rất kém (đặc biệt là loại gạch có lỗ)
– Khi sử dụng cho những khu vực dễ bị thấm nước và ẩm mốc phải có thêm lớp chống thấm đạt hiệu quả cao.
– Quá trình sản xuất có thể phát sinh nhiều vất đề liên quan đến ô nhiễm môi trường như: tiêu tốn nhiều năng lượng, khí thải phát sinh do quá trình nung gạch….
Với sự phát triển của thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các trang thiết bị và dây chuyền sản xuất gạch Tuynel hiện nay sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Đất sét sau khi được khai thác sẽ được xử lý, ngâm ủ để loại bỏ các tạp chất. Quá trình này còn làm tăng độ dẻo và tính đồng đều của đất nguyên liệu. Sau đó, đất được đưa vào thùng tiếp liệu và bắt đầu sơ chế. Giai đoạn này gồm các khâu: tiếp nguyên liệu – tách đá – nghiền khô – nghiền tinh.
Bước 2: Tạo hình gạch
Sau khi sơ chế nguyên liệu, đất sẽ được đưa vào máy cán thô, cán mịn dẻo và nhào trộn 2 trục với than cám để tạo độ dẻo cẩn thiết. Khi đạt được yêu cầu thì tiến hành tạo hình gạch. Đất được đưa vào máy đùn hút chân không và đầu ra được gọi là gạch mộc (gạch chưa nung).
Bước 3: Làm khô
Tiếp theo gạch mộc sẽ được vận chuyển đến khu vực phơi dưới ánh nắng mặt trời để đạt được độ khô cần thiết. Trong trường hợp điều kiện không thuận lợi thì thay vì phơi khô gạch sẽ được sấy trong lò tại nhiệt độ và thời gian thích hợp.
Bước 4: Nung gạch
Cuối cùng gạch được chuyển sang lò nung với nhiệt độ ổn định trong khoảng từ 900 – 1000 độ C. Sản phẩm gạch tuynel sau khi nung đạt được độ cứng tiêu chuẩn sẽ được đưa ra khỏi lò và chuyển tới bãi nơi chứa gạch thành phẩm của xưởng.
Gạch Block hiện nay cũng chiếm một thị phần không nhỏ trong các công trình xây dựng hiện nay. Cùng so sánh sơ bộ về 2 loại gạch này nhé.
TT |
Tiêu chí |
Gạch Tuynel |
Gạch Block |
1 |
Nguyên liệu |
Đất sét, than và nước. |
Xi măng, đá bụi, bột màu. |
2 |
Đặc điểm sản xuất |
Nung nóng |
Không nung |
3 |
Độ đa dạng |
Hạn chế |
Nhiều mẫu mã |
4 |
Tỷ trọng (kg/m3) |
1050 – 1150 |
500 – 850 |
5 |
Cường độ chịu nén (Mpa) |
42 – 70 |
3.5 – 60 |
6 |
Khả năng chịu nhiệt |
Tối đa 1000 độ C |
Tối đa 450 độ C |
7 |
Đô hấp thụ nước |
Trung bình từ 5% đến 20%. |
Trung bình từ 5% đến 7%. |
8 |
Tỉ lệ hao hụt |
5-10% |
<5% |
9 |
Lắp ráp đường điện, nước |
Khó khăn |
Dễ dàng |
Với những thông tin của bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm gạch tuynel là gì. Đồng thời biết được những đặc điểm và ứng dụng của chúng trong ngành xây dựng. Nếu muốn biết thêm những thông tin tư vấn khác thì hãy tham khảo các danh mục bài viết của chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất. Chúc bạn may mắn và thành công.