Tìm hiểu về gỗ công nghiệp và các ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” –  loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ. - Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp là gì?

Nếu như gỗ tự nhiên khi khai thác không cần chế biến gì mà đem vào sử dụng được ngay thì gỗ công nghiệp ngược lại cần phải chế biến như băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ. Tuy không được bền, đẹp, tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp vẫn mang trong mình những ưu điểm nổi bật riêng của mình như không cong vênh, co ngót, vậy nên gỗ công nghiệp vẫn là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sản xuất nội thất hiện đại. 

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ Công nghiệp MFC ( Melamine Faced Chipboard):

MFC được làm từ cây gỗ rừng chuyên biệt dành cho việc sản xuất gỗ MFC riêng, cây gỗ này được trồng thu hoạch ngắn hạn, cây không cần to. Sau khi thu hoạch, cây gỗ được băm nhỏ thành các dăm gỗ, sử dụng keo để ép thành độ dày. Đó là đặc trưng của gỗ MFC, tuy nhiên hiện nay có nhiều nơi sử dụng gỗ tạp để tạo gỗ công nghiệp MFC làm cho giá trị và chất lượng gỗ công nghiệp MFC giảm xuống.

Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Hiện 80 % đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng dùng gỗ MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như Toilet, Tủ bếp, vách Toilet, khu vệ sinh thì nên sử dụng loại chống ẩm HDF được nói rõ ở phần sau.

Gỗ công nghiệp MDF ( Medium Density FiberBoard):

Tấm MDF có độ láng mịn cao nên thường sử dụng sơn phủ hoặc phủ veneer lên bề mặt, tạo hình với độ sắc nét cao. Thường được sử dụng để cắt hoa văn CNC.
Gỗ MDF có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn phù hợp với công nghệ sản xuất đồ gỗ nội thất vùng nhiệt đới khí hậu.

Loại gỗ MDF trơn được phổ biến nhất hiện nay, khi sử dụng thường được phủ Veneer, sơn hoặc PU, loại này có khả năng chịu nước tốt.

Gỗ công nghiệp HDF (High Densitty Fiberboard)

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard, được tạo theo quy trình như sau:
Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn, Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao(850-870 kg/cm2)và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

– Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

Gỗ công nghiệp CDF (mới nhất):

Tấm gỗ CDF là phương án tối ưu cho các sản phẩm đòi hỏi tính chịu ẩm, chịu nước cao như: vách vệ sinh, bàn cafe, vách trang trí, các chi tiết cắt định hình phức tạp,…

Ngoài ưu điểm có giá thành phải chăng, gỗ CDF còn đa dạng về màu sắc, dễ thi công bằng các loại máy phổ thông cho ván công nghiệp.

Gỗ ghép thanh:

Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.

Gỗ Plywood:

Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất?

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau

Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…

Không cong vênh:Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

– Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.

Ngoài ra một điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gẫy bản lề, hoặc bung ray trượt.

Đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn bề mặt gỗ phải được đảm bảo, sơn từ 4 lớp đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ, nếu sơn không đảm bảo khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ công nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được , nên khi sử dụng đồ gỗ công nghiệp quan trọng nhất là sơn phải đảm bảo nhưng tuy sơn đảm bảo rồi thì vẫn phải tránh nước nếu không tuổi thọ của đồ nội thất sẽ ngắn .

Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).

Tuổi thọ không bằng gỗ tự nhiên: tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp nếu thi công tốt sẽ được trên dưới 10 năm, so với gỗ tự nhiên thì không bằng nhưng với đồ nội thất ngày nay thì với thời gian đó là đủ để chúng ta có thể thay đồ nội thất khác, với thời gian sử dụng trên 10 năm thì cũng đã khấu hao hết rồi. Vì vậy sự lựa chọn ở đây chủ yếu theo phong cách, nhu cầu là chính, người thích phong cách cổ điển, ấm cúng thì chọn gỗ tự nhiên, còn nếu thích phong cách hiện đại, trẻ trung, có thể chọn gỗ công nghiệp để làm đồ nội thất.

0979.603.425