Móng nhà là nền tảng giúp ngôi nhà được bền vững và chắc chắn. Vì vậy việc tìm hiểu để xây dựng được một móng nhà kiên cố là điều rất cần thiết. Đặc biệt là những người đang có ý định xây nhà thì việc trang bị những kiến thức về móng cốc lại càng cần thiết hơn.
Móng cốc là một loại móng được sử dụng rộng rãi ở hầu hết những công trình xây dựng có tải trọng nhỏ. Nó có tác dụng đỡ những cột sắt buộc chặt nhau. Góp phần làm hệ thống khung nhà chắc chắn và kiên cố hơn.
Thông thường móng cốc được sử dụng cho những tòa nhà 3 tầng trở xuống, và được xây dựng trên nền đất cứng.
Bên cạnh móng đơn thì móng băng cũng là một trong những sự lựa chọn tốt cho các phương án thiết kế kiến trúc nhà ở hiện nay.
Móng cốc hay còn được gọi với các tên khác phổ biến hơn là móng đơn. Loại móng này được bố trí ngay dưới những chân cột với những hình dáng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… Phụ thuộc vào sức chịu lực của móng trong từng dự án thiết kế nhà ở khác nhau
Hiện nay móng đơn được sử dụng rất phổ biến bởi vì nó giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất mà vẫn có thể đảm bảo độ an toàn cho ngôi nhà.
Tuy nhiên với những ngôi nhà được xây dựng trên nền đất yếu. Khi thực hiện thi công móng đơn thì nên gia cố thêm cọc tre để đảm bảo tính an toàn cho công trình xây dựng.
Móng cốc cấu tạo rất đơn giản nên rất phù hợp cho những công trình nhẹ, không quá lớn. Thi công móng cốc (móng đơn) có chi phí thi công thấp nhất so với những loại móng khác. Vì vậy rất nhiều người lựa chọn loại móng này cho ngôi nhà của mình.
Móng đơn thường có hình vuông hoặc chữ nhật với phần chân cột là các lớp gạch được xếp chồng lên nhau hoặc bê tông.
Phía trong móng cốc là hệ thống sắt thép được trải dài từ phần chân cột đến hết phần thân tùy thuộc vào độ cao của ngôi nhà.
Ngoài ra để đảm bảo không gian cho phần ranh giới giữa những lớp đất thì móng đơn cần được đặt ở vị trí có độ sâu tối thiểu 1 mét.
Bạn cũng nên chú ý không nên đặt móng ở những vùng đất yếu vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà.
Giai đoạn chuẩn bị này bạn cần nắm rõ nhân công thực hiện gồm những ai, vật liệu xây dựng gồm những gì. Và những điều trên cần phải chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành thi công, việc giải phóng và san lấp mặt bằng cũng nên được chú ý để kịp tiến độ đề ra.
Tiến hành đào hố với kích thước phù hợp với móng dự kiến. Như vậy khi đổ bê tông sẽ đảm bảo độ chính xác, những số liệu như chiều rộng, chiều cao, chiều sâu của hố phải được tính toán chi tiết để đáp ứng khả năng chịu lực của móng.
Sử dụng những thiết bị chuyên dụng để san bằng mặt hố như xẻng, đầm tay. Để tạo độ bằng phẳng cho hố, bạn cũng có thể rải thêm 1 lớp đá mỏng lên trên miệng hố.
Ngoài lớp đá trên bạn cũng nên có thêm 1 lớp bê tông lót để tạo độ phẳng. Ngoài ra lớp bê tông lót này còn giúp hạn chế tối đa sự thấm hút của móng.
Khi bạn thực hiện hoàn tất những bước ở phía trên thì hãy bắt đầu công việc cố định lại hệ thống móng cốc với cốp pha và đổ bê tông vào để hoàn thiện quá trình thi công móng.
Lưu ý: khi quá trình thi công diễn ra hãy hạn chế để hố không bị nước làm ảnh hưởng đến bê tông trong hố.
Hoặc khi tiến hành tháo cốp pha bạn cũng nên theo dõi và đảm bảo móng cốc được đảm bảo chất lượng. Từ đó hạn chế những rủi ro giúp các công đoạn sau của công trình được diễn ra thuận lợi.