Theo dòng Lịch sử, từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng Ngói Âm Dương làm vật liệu lợp kiến trúc mái. Xuất hiện tại Việt Nam từ thời Lý, thời Trần, thời Lê đến nay Ngói âm dương đã có nhiều sự biến đổi về kiểu dáng, kích thước nhưng cũng không mất đi được nét đẹp cổ kính, mộc mạc với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ. Ngói âm dương là sự kết hợp giao thoa văn hóa phương Đông với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và từ ngày xửa ngày xưa ngói âm dương được sử dụng làm vật liêu xây mái nhà không thể thiếu của người dân. Đặc biệt, những ngôi nhà được lợp mái ngói âm dương có ý nghĩa rất sâu sắc với văn hóa người Việt.
Ngói âm dương là một loại ngói đặc biệt, được sử dụng phổ biến trong các công trình truyền thống, mang tính cổ xưa. Đặc biệt là trong nền văn hóa tín ngưỡng của người Á Đông. Ngoài tên ngói âm dương, chúng còn được biết đến với cái tên là ngói Lưu ly. Bởi bên ngoài được phủ một lớp men lưu ly. Vừa bảo vệ khỏi tác động của thời tiết. Vừa thể hiện được sự sang trọng và lịch sự cho công trình xây dựng. Loại men này chất lượng khá tốt, độ bền cao nên rất thích hợp phủ lên mái ngói, giúp giữ màu sắc trong thời gian dài.
Ngói âm dương thường đi theo cặp, gồm một viên âm và một viên dương. Viên âm thường là hình chữ nhật. Cong nhẹ ở giữa tạo độ trũng mềm mại vừa phải. Khi lợp viên ngói âm sẽ ngửa lên trên. Mặt cong ở bên trong chính là phần sẽ được sơn phủ men lưu ly. Vì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với các tác động của thời tiết.
Viên ngói dương có hình trụ tròn khuyết. Giống hình đốt tre hay hình ống. Một viên ngói có hai đầu, một to, một nhỏ. Đầu nhỏ hơn sẽ có gờ từ đó giúp cho việc lợp ngói dễ dàng hơn và độ kết dính giữa các viên gạch cũng tốt hơn. Tương tự như viên ngói âm, mặt ngửa lên trên sẽ là mặt được tráng men lưu ly, màu sắc bắt mắt và nổi bật.
Khi lợp ngói, sẽ đan xen, một viên ngói dương nằm giữa hai viên ngói âm. Tinh tế, cầu kỳ, thẩm mỹ cao. Chính là những ưu điểm nổi bật của ngói âm dương.
Ngói âm dương khá đa dạng nên chất liệu cũng có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Về chất liệu làm ngói âm dương có thể chia thành hai loại là ngói âm dương tráng men và ngói đất nung.
Ngói âm dương có cấu tạo, kết cấu khá đặc biệt. Do vậy chúng thường thích hợp để ứng dụng trong các công trình thờ cúng tín ngưỡng. Những khu di tích lịch sử, khu bảo tồn, nghỉ dưỡng, du lịch…
Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn không thể bắt gặp mái nhà lợp ngói âm dương ở những công trình dân sinh. Dễ thấy nhất là các ngôi làng cổ xưa tại các vùng nông thôn hay các huyện miền Trung, Nam Bộ ở nước ta.
– Ý nghĩa về văn hóa: Nhìn vào ngói âm dương, ta thấy được sự tinh tế, sang trọng và có nét quyền quý. Loại ngói này xưa kia thường được sử dụng trong các gia đình có điều kiện về kinh tế, quyền lực. Vật liệu xây dựng mang giá trị về lịch sử, văn hóa. Nói lên một thời giai cấp, giai đoạn lịch sử của đất nước.
-Về phong thủy: Ngay từ cách đặt tên của loại ngói này cũng thể hiện phần nào ý nghĩa của nó. Âm-dương, hai khái niệm tượng trưng cho nhiều quan điểm, hình thái, vạn vật của trời đất. Âm- dương cũng tượng trưng cho Trời- Đất hòa hợp với nhau. Mang lại nhiều điều may mắn, bình an cho gia chủ.