Tìm hiểu về vì kèo và các loại vì kèo

Với những người không làm trong ngành xây dựng hoặc thiếu các kiến thức chuyên môn thì khái niệm  “vì kèo là gì?” chắc chắn khó có thể trả lời được ngay. Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà thì cũng không nêu bỏ qua thông tin về một kết cấu khá quan trọng này. Tất cả những thông tin hữu ích nhất sẽ được tổng hợp và phân tích chi tiết qua bài viết sau đây.

Vì kèo là gì?

Vì kèo (kèo) là một bộ phận thuộc mái nhà. Nó có nhiệm vụ chống đỡ, kết nối hệ mái với những bộ phận khác để làm tăng độ kiên cố, vững chắc cho hệ mái. Đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá trị thẩm mĩ cho ngôi nhà.

Cấu tạo vì kèo thường có hình tam giác cân đỡ hai mái dốc đều về hai phía. Trong hình tam giác đó:

– Cạnh đáy thường gọi là câu đầu (quá giang, xà ngang)

– Cạnh nghiêng là thanh kèo (kẻ)

– Đặt vuông góc với kèo là xà gồ. Xà gồ là bộ phận chính đỡ sức nặng của mái cùng với lớp đệm gồm rui và mè hoặc cầu phong và litô.

Các loại vì kèo

Kết cấu vì kèo đã được sử dụng từ xưa với chất liệu gỗ. Tuy nhiên với sự phát triển của ngành công nghiệp thì đã đa dạng hơn trong vật liệu sử dụng. Ngày nay, được sử dụng phổ biến và áp dụng nhiều là thiết kế vì kèo thép hộp. Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết về ưu và nhược điểm của 2 loại vì kèo này.

Vì kèo thép hộp

Đây là loại kèo có thể đa dạng kiểu dáng lắp đặt. Kết cấu có thể sử dụng loại thép hộp đen (liên kết bởi mối hàn) hoặc thép hộp mạ kẽm (liên kết bởi các loại ốc vít). Trong đó loại vì kèo thép hộp mạ kẽm ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi lý do:

– Đảm bảo độ an toàn và chắc chắn kể cả với những công trình lớn có khẩu độ dài.

– Kết cấu nhẹ hơn so với những loại vật liệu xây dựng khác mà lại chịu được áp lực cao.

– Không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết.

– Ít bị giãn nở, không lo nứt mẻ hay mối mọt và không sợ bị cháy.

– Thi công lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng, quá trình xây dựng không phát sinh thêm các khoản phụ phí.

– Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp.

Tuy nhiên, loại vì kèo này cũng có giá thành tương đối cao và cần các trang thiết bị thi công hiện đại, đồng bộ.

Vì kèo gỗ

Có thể được liên kết theo nhiều kiểu như chống tường, cột trốn, giả thủ, giá chiêng, ván mê… Thông thường, mỗi hệ vì kèo gỗ sẽ được sử dụng cho những kiểu nhà gỗ truyền thống (3 gian, 5 gian) hoặc ở trong các kiến trúc văn hóa tâm linh (đình, chùa). Ngày nay chúng vẫn còn được sử dụng khá nhiều với những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

– Độ bền cao. Nếu chọn được đúng loại gỗ tốt thì độ bền có thể lên đến hàng trăm năm. Và một số chất gỗ càng để lâu càng đẹp và có giá trị.

– Vẻ đẹp thẩm mỹ và thân thiện với môi trường. Đa dạng về cách chế tác, hoa văn và nét đẹp từ gỗ luôn mang đến sự sang trọng. Đồng thời, những ngôi nhà sử dụng hệ mái vì kèo gỗ cũng giúp tiết kiệm năng lượng hơn.

– Tiết kiệm chi phí cho những vùng lâm nghiệp hoặc vùng sâu vùng xa khó vận chuyển các loại vật liệu khác.

– Chịu tải tốt. Kếu cấu gỗ có thể chịu được sức nặng tốt từ hệ mái. Vì thế sẽ làm tăng độ an toàn cho ngôi nhà và người sử dụng.

Nhược điểm và hạn chế:

– Chi phí thi công cao do diện tích gỗ tự nhiên bị thu hẹp

– Thi công cần đội thợ chuyên môn có tay nghề cao

– Khó áp dụng cho các công trình lớn với kích thước dài.

– Tuổi thọ cây gỗ giảm dẫn đến chất lượng gỗ cũng thấp dần (gỗ non tuổi)

– Có thể bị tác động từ mối mọt, quá trình thay thế phức tạp.

Khẩu độ vì kèo là gì

Khẩu độ vi kèo là khoảng cách được tính theo phương nằm ngang tính từ kèo bên này sang kèo bên kia. Hiểu một cách đơn giản hơn nó là độ rộng giữa 2 vì kèo. Không có tiêu chuẩn nào cho việc tính khẩu độ của vì kèo. Dựa vào kinh nghiệm thực tế, người ta đưa ra một số cách tính phổ biến sau:

– Đối với vì kèo bằng gỗ hoặc thép hỗn hợp thì khẩu độ là từ 10 – 18m.

– Đối với vì kèo thép hộp hoặc bê tông cốt thép thì khẩu độ là trên 18m.

Bên cạnh đó chọn khẩu độ cũng phụ thuộc vào chiều dài nhịp. tải trọng tác động lên dầm và một số yêu cầu về mặt thẩm mỹ… Khẩu độ kèo nên chọn sao cho có kích thước ngắn nhất. Các vì kèo cần phải liên kết chặt chẽ theo từng cặp với các thanh, giằng chéo và tường (cột) chịu lực để tạo thành hệ khung vững chắc.

Tiêu chuẩn thiết kế, thi công vì kèo

Để đảm bảo cho việc thi công được nhanh chóng và thuận thiện, an toàn thì việc thiết kế vì kèo sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Do đặc tính và xu hướng thị trường nên tại bài viết chúng tôi chỉ giới thiệu đến bạn đọc những tiêu chuẩn thiết kế và thi công cho hệ vì kèo bằng thép hộp.

Tính toán vì kèo mái ngói và các bước thi công

Sau khi xác định được mẫu thiết kế hệ mái với vì kèo thép muốn lắp dựng người ta bắt đầu tính toán đến diện tích mái và khối lượng các thanh kèo cần thiết… rồi tiến hành các bước thi công lắp dụng.

Bước 1: Dựng các khung vì kèo

Dựa vào bản vẽ thiết kế vì kèo thép hộp và thực thế công trình, thợ thi xông sẽ bắt đầu lắp dụng hệ kèo được đánh số k1,k2,k3… theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đảm bảo khoảng cách giữa các vì kèo thép là từ 1,1 – 1,2m.

Bước 2: Bắn mè (li tô)

Khoảng cách bắn mè cần được tính toán sao cho hợp lý. Các thanh mè được thiết kế đặt song song với nhau và vuông góc với vì kèo. Khoảng cách mè tiêu chuẩn sẽ ở trong khoảng 310 – 350 mm tùy thuộc vào loại ngói sẽ sử dụng để lợp trên mái.

Bước 3: Lợp ngói

Số lượng ngói tính trung bình trên 1m2 mái là khoảng 10 viên. Ngói sẽ được lợp theo quy định là từ phải qua trái và từ dưới lên trên. Viên ngói đầu tiên được lợp từ bên phải cách 3cm tính từ cạnh bên ngoài của hông bên ngoài. Các viên ngói phải được chống lợp kiểu so le và chống lên nhau tối thiểu là 8cm. Cố định ngói với phần mái thép hộp có thể là đinh vít hoặc thép buộc.

Khoảng cách vì kèo mái tôn và tiêu chuẩn kĩ thuật

Đối với mỗi công trình khác nhau thì sẽ áp dụng một khoảng cách nhất định. Tuy nhiên để đảm bảo sự bền vững và an toàn cho công trình thì vì khoảng cách vì kèo mái tôn thường áp dụng như sau:

– Khoảng cách giữa các kèo: 2 – 3m

– Khoảng cách mè (li tô): 0,8 – 1,1m

– Khoảng cách vượt nhịp kèo: 24m

Để giúp việc thi công được đảm bảo trong thời gian dài, dưới đây là một số tiêu chuẩn khá quan trọng và được nhiều người quan tâm:

– Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động:

+ Việt Nam: TCVN 2737 – 1989

+ Mỹ: AS 1170.1 – 1989, AS 1170.2 – 1989

+ Úc:  AS/NZ 4600 – 1996

– Tiêu chuẩn về độ võng:

+ Kèo có độ võng theo phương thẳng đứng = L / 250

+ Xà gồ có độ võng theo phương thẳng đứng = L / 150

– Tiêu chuẩn về cường độ các vít liên kết:

+ Bulong có độ nở M 12 x 50

+ Vít mạ kẽm loại 12 – 14 × 20 mm

+ HEX có cường độ chịu cắt ≥ 6,8 KN

 

0979.603.425