Ưu nhược điểm của tấm Cemboard

Tấm Cemboard chiếm trọn niềm tin của người dùng trong ngành xây dựng bởi sở hữu những tính năng vượt trội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích đến các bạn độc giả về tấm Cemboard là gì? cũng như hướng dẫn phân biệt tấm xi măng với tấm Cemboard thông thường để có sự lựa chọn và sử dụng sản phẩm tốt hơn.

Tấm cemboard là gì?

 

Tấm cemboard còn được biết đến với các tên gọi như: tấm xi măng, tấm bê tông nhẹ, tấm 3D hay tám đúc sàn giả. Nhưng chúng đều mang một ý nghĩa là tấm chuyên dụng làm sàn, vách ngắn.

Phân loại:

Dựa vào thành phần nguyên liệu ta chia tấm cemboard thành 2 loại:

– Tấm cemboard sợi cellulose

Ngày nay, tấm cemboard thế hệ mới ra đời có thành phần chính là xi măng và sợi cellulose. Được sản xuất bằng công nghệ cán lớp tiên tiến hiện đại. Sản phẩm có màu trắng sữa đặc trưng, rất dễ phân biệt và nhận diện so với những sản phẩm thông thường khác.

– Tấm cemboard dăm gỗ

Với thành phần cấu tạo chủ yếu từ xi măng, dăm gỗ và nước. Có thể nhận biệt tấm cemboard dăm gỗ thông qua bề mặt màu xám đen, láng trơn và có mặt cắt màu vàng đặc trưng.

Ưu điểm của tấm cemboard

Chống cháy và chịu nước: Thành phần chính là xi măng Portland nên các kiểm tra an toàn về chống cháy, chống nước luôn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về chịu lửa, chịu nước.

Độ bền và khả năng chịu lực: Tấm cemboard sợi cellulose có độ bền và khả năng chịu lực cực tốt. Hơn nữa, tấm Cemboard dễ dàng lắp đặt và có giá thành thi công rẻ hơn so với các loại vật liệu tương đương khác.

Thi công nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm chi phí: Là vật liệu nhẹ nên việc vận chuyển cũng như thi công trở nên dễ dàng hơn. Từ đó tiết kiệm chi phí lại còn nhanh hơn so phương pháp truyền thống.

Độ cách âm, cách nhiệt cao: Gỗ băm và sợi Cellulose trong thành phần tấm giúp làm tăng tính cách âm, cách nhiệt. So sánh độ cách âm của tấm cemboard với một lớp tường gạch cùng độ dày thì luôn cao hơn hẳn.

Không chứa amiăng: Thành phần không hề có chút amiăng nào nên rất an toàn cho sức khỏe

Nhược điểm:

– Không dễ tháo ráp sau khi lắp đặt

– Nhạy cảm với giao động của tòa nhà.

– Mối nối có thể bị nứt nếu không được xử lý đúng cách .

– Phải hoàn thiện sau khi lắp đặt.

– Khả năng chịu lực theo phương ngang yếu, vì thế phải bố trí vách ngang nhiều, làm cho công trình không còn thông thoáng, hoặc phải bố trí hệ cột phụ bằng thép.

– Không linh hoạt khi thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh, do các tấm làm sẵn không thể uốn cong, không dễ dàng để cắt xén tùy tiện.

– Khả năng chống nứt và liên kết với cột dầm chịu lực

– Khả năng gây nhiễu sóng vô tuyến do sử dụng hệ khung thép .

– Hiện nay, tổng thành cao hơn tường gạch xây, chứ không phải là rẻ hơn, chỉ khi làm đại trà thì mới có giá chấp nhận được.

Ứng dụng của tấm cemboard

– Làm sàn nhẹ, chịu lực

Khả năng chịu lực cao độ đàn hồi tốt nên tấm cemboard được ứng dụng rộng rãi để thay thế các vật liệu làm sàn truyền thống như sàn bê tông, sàn gỗ ván ép, sàn decking…, Với nhiều kích thước và độ dày khác nhau.

– Làm vách ngăn

Có thể sử dụng cemboard để làm vách ngăn trong nhà hoặc ngoài trời. Nếu là vách ngăn trong nhà thì sử dụng tấm có độ dày 6-8mm, còn vách ngăn ngoài trời là 8mm. Đối với dạng vách ngăn trong nhà cần có hệ thống thanh sắt ngang và thanh đứng. Còn nếu là vách ngăn ngoài trời phải có thêm sắt hộp để làm trụ.

– Làm mái nhà, thay đổ bê tông truyền thống

Khả năng chịu nhiệt cao, hấp thu nhiệt thấp. Tấm cemboard dần thay thế cho tấm đan bê tông, tấm tole. Ngoài ra còn được ứng dụng làm lớp lót để dán ngói màu nhằm giảm thời gian thi công, giảm tải cho hệ mái. Nếu làm lớp lót dán ngói nên dùng tấm có độ dày 10mm và 12mm là được.

0979.603.425